Năm 2024, hoàn thành phê duyệt vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp

Cập nhật: 2024.08.19

249

   Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị, trong năm 2024, hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; tiếp tục thực hiện việc giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước trên cơ sở vị trí việc làm...

Tiếp tục Phiên họp thứ 36, sáng nay (19/8), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo của Đoàn giám sát và thông qua Nghị quyết giám sát chuyên đề về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”.

Giảm biên chế 11,67%/chỉ tiêu 10%

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Giám sát cho biết, từ năm 2018 đến nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là: Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện quyết liệt, góp phần làm chuyển biến, thay đổi nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các ngành, các cấp, các ĐVSNCL và toàn xã hội; Chú trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đng, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về tổ chức và hoạt động của ĐVSNCL.

gs1.jpeg
Toàn cảnh phiên họp.

Đồng thời, việc sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL đạt kết quả tích cực, nhất là giai đoạn 2015 - 2021 vượt mục tiêu đề ra (giảm 13,33%/chỉ tiêu 10%). Các ĐVCNSL sau sắp xếp, tổ chức lại đã phát huy được vai trò chủ đạo, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; hầu hết các cơ quan đã xây dựng đề án tinh giản biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN) của ĐVSNCL thuộc phạm vi quản lý; giai đoạn 2015 - 2021, tổng biên chế sự nghiệp giảm vượt mục tiêu đề ra (giảm 11,67%/chỉ tiêu 10%); số lượng cấp phó cơ bản đã đáp ứng tiêu chí quy định.

Còn tình trạng cào bằng trong giảm biên chế

Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL cũng còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể: Việc thể chế hoá chủ trương của Đảng, hoàn thiện php luật v tổ chức, hoạt động của ĐVSNCL còn chưa đầy đủ, kịp thời; quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của ĐVSNCL còn phân tán, tính thống nhất có phần còn hạn chế; việc triển khai thực hiện một số văn bản còn gặp khó khăn, vướng mắc.

Việc sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL chủ yếu còn mang tính cơ học. Tốc độ sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL đang chậm lại trong giai đoạn 2021 - 2023.

Việc giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN trong giai đoạn 2021 - 2023 ở các địa phương đạt tỷ lệ thấp. Còn tình trạng cào bằng trong việc thực hiện chỉ tiêu giảm 10% biên chế sự nghiệp. Các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực triển khai chậm, kết quả không cao.

gs2.jpeg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng - Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn Giám sát.

Chính sách thúc đẩy xã hội hoá cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường còn chưa đồng bộ. Việc chuyển ĐVSNCL đủ điều kiện thành công ty c phần tiến hành chậm, kết quả rất thấp. Còn nhiều vướng mắc trong thành lập doanh nghiệp đa sở hữu trong các viện nghiên cứu, trường đại học.

Cùng với đó, việc hướng dẫn và áp dụng mô hình quản trị như doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư còn lúng túng, chưa hiệu quả. Chủ trương thành lập hội đồng trường ở tất cả các cơ sở giáo dục đại học công lập còn bất cập.

Đoàn giám sát đã chỉ ra nhiều nguyên nhân chủ quan như: Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đầy đủ, toàn diện, còn tư duy trông chờ, ỷ lại vào nhà nước; chưa chú trọng việc xây dựng, ban hành đồng bộ các cơ chế, chính sách về ĐVSNCL; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL có lúc, có nơi còn chưa kịp thời, thiếu kiểm tra, đôn đốc; công tác quản lý nhà nước còn thiếu đồng bộ, chưa phân định rõ vai trò quản lý nhà nước với việc cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

Giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian

Để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế, Đoàn giám sát kiến nghị 9 nhóm giải pháp về hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện và bảo đảm nguồn lực, bao gồm:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương; làm tốt công tác tư tưởng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tạo sự thống nhất, đồng thuận, quyết tâm cao trong việc sắp xếp, tổ chức lại ĐVSNCL trong giai đoạn tới.

gs3.jpeg
Các đại biểu tham dự phiên họp.

Thứ hai, tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, đồng bộ chủ trương của Đảng, khắc phục các bất cập, vướng mắc trong tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL.

Thứ ba, tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL với các giải pháp cơ bản sau đây: Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các ĐVSNCL; tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để phấn đấu đạt được các mục tiêu, hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; Trong Quý I năm 2025, hoàn thiện quy hoạch mạng lưới các ĐVSNCL thuộc ngành, lĩnh vực gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;…

Thứ tư, trong năm 2024, hoàn thành việc phê duyệt vị trí việc làm viên chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; tiếp tục thực hiện việc giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN trên cơ sở vị trí việc làm, đạt mục tiêu đề ra, có tính đến đặc thù của ngành giáo dục và đào tạo, y tế.

Thứ năm, đẩy mạnh việc thực hiện cổ phần hóa các ĐVSNCL, phấn đấu bảo đảm mục tiêu đến năm 2025 thực hiện chuyển đổi 100% các đơn vị sự nghiệp kinh tế và s nghiệp khác có đủ điu kiện thành công ty cổ phần.

Thứ sáu, sớm hoàn thành lộ trình tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định; thực hiện lộ trình cơ chế giá trị trường có sự quản lý của Nhà nước đối với giá các dịch vụ sự nghiệp công quan trọng như y tế, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp…

Thứ bẩy, kịp thời phê duyệt đề án tự chủ của các ĐVSNCL, trong đó cần xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân lực, cơ chế tài chính phù hợp, tạo điều kiện cho đn vị phát triển ổn định, bền vững.

Thứ tám, các ĐVSNCL rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, tăng cường tự chủ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực quản trị quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội, của người dân.

Thứ chín, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL.

theo Duy Tuấn - Báo Công lý

Tin liên quan

Khẩn trương, quyết liệt không để gián đoạn hoạt động - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thanh tra Chính phủ: Dự án cơ sở 2 của BV Bạch Mai, Việt Đức - hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, điển hình của sự lãng phí - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần Trusting Social - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bảo đảm chính xác, hấp dẫn của phóng sự giám sát - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh giám sát phát triển và sử dụng nguồn nhân lực - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Đảng ủy UBND tỉnh Quảng Ninh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Giám sát chuyên đề giải quyết bất cập trong thực tiễn - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Kiểm tra việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của TAND hai cấp tỉnh Bến Tre - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Toà án hỗ trợ đương sự thu thập chứng cứ bảo đảm cho việc xét xử được vô tư, khách quan - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thu ngân sách hàng chục nghìn tỉ đồng liên quan vi phạm thương mại - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Thực hiện kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông qua ứng dụng VNeID - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Chủ tịch Quốc hội: Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chịu sự giám sát - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều đơn vị giáo dục tại Quận 12 thu, chi chưa đúng quy định pháp luật - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Bộ TN&MT thành lập đoàn kiểm tra đột xuất 2 cuộc đấu giá đất ở Hà Nội - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Phiên họp Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Phát hiện hơn 800.000 camera giám sát bị chia sẻ dữ liệu hình ảnh công khai trên mạng Internet - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá: Bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Khởi tố nguyên Chủ tịch Công ty CP Thuốc lá và Thực phẩm Bắc Giang - Cập nhật: 26/02/2025 09:38
Yêu cầu rà soát, thanh kiểm tra cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở TP.HCM sau vụ bạo hành - Cập nhật: 26/02/2025 09:38